Chăm sóc bà bầu mùa nắng nóng

Nắng cực điểm rồi lại mát thất thường, bà bầu rất khó thích nghi với những thay đổi bất thường của thời tiết năm nay

Nắng cực điểm rồi lại mát thất thường, bà bầu rất khó thích nghi với những thay đổi bất thường của thời tiết năm nay. Bác sĩ của bệnh viện Phụ sản Trung ương có lời khuyên dành cho các chị em đang mang thai để đối phó với những đợt nắng nóng tiếp theo trong mùa hè.
BsckII Dương Thị Thu Hiền, Phó trưởng khoa Khám bệnh sẽ giải đáp về vấn đề này.


1. Thưa bác sĩ, bà bầu thường nhạy cảm với thời tiết “ người ta chưa nóng mà mình đã nóng, người ta chưa rét mà mình đã rét” , điều này có thể lý giải tại sao?
Thông thường thì bà bầu luôn có sự nhạy cảm hơn người không có thai cả về tâm trạng và về thể chất, về sự thay đổi sức khỏe. Những áp lực về mặt thời tiết, áp lực về công việc, về các vấn đề trong cuộc sống đều nhạy cảm hơn so với người bình thường khác.
2. Vậy để vượt qua nắng nóng, bà bầu cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống và sinh hoạt?
Trong thời gian vừa qua thời tiết rất là khắc nghiệt, có những lúc lên tới đến hơn 40 độC, vì thế các bà bầu cần phải rất lưu ý, tránh ra ngoài đường vào những lúc nhiệt độ lên cao như vậy dễ xảy ra tình trạng sốc nhiệt do có sự chênh lệch nhiệt độ giữa nơi có bóng mát, hay nơi có điều hòa so với nơi nắng nóng có sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn. Sự sốc nhiệt này có ảnh hưởng rất lớn trước tiên đến với sức khỏe của bà bầu, sau đó là sức khỏe của em bé. Mùa hè chúng ta cần uống nhiều nước và ăn thức ăn dễ tiêu hóa để giải quyết tình trạng dẫn đến bệnh lý. Hoặc nhiệt độ nóng quá dễ sinh ra các bệnh như tim mạch, huyết áp..
3. Bà bầu có cần kiêng khem gì? Có cần kiêng thức ăn cay nóng, kiêng các loại hoa quả như mận, đào? Hoặc bà bầu hỏi là nóng quá uống chút bia có được không?
Chế độ ăn của bà bầu nói chung cũng không có gì quá kiêng khem đặc biệt. Nên hạn chế các thức ăn cay quá, nóng quá, thức ăn khó tiêu, thức ăn có quá nhiều chất đạm như thịt chó..Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, tuy nhiên cũng không ăn quá nhiều hoa quả quá ngọt như vải, dứa, sầu riêng..nó có thể làm tăng đường huyết lên cao sẽ dẫn đến nguy cơ đái tháo đường.
Đối với các loại hoa quả mà dân gian truyền tai nhau là không nên ăn khi đang mang bầu là mận, đào thì cũng không có chống chỉ định nào là không được ăn các loại hoa quả này hay là hoa quả khác. Nhưng mình ăn vừa phải không quá nhiều không sẽ gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa hay là gây loét và đau dạ dầy.
Còn bà bầu nên tránh các loại chất kích thích trong đó có bia, không nên uống.
4. Còn về chế độ sinh hoạt bà bầu cần lưu ý gì? Có nên chỉ ngồi trong điều hòa giữ mát cho cơ thể?
Cũng không nên cả ngày, đêm đều ngồi ở điều hòa. Nếu bật điều hòa cũng nên giữ ở nhiệt độ 26 độ, không nên để ở nhiệt độ lạnh quá vì sẽ có sự chênh lệch quá lớn giữa trong phòng và ngoài phòng.
5. Trời nắng nóng bà bầu cũng dễ bị mẩn ngứa, thậm chí là rôm sảy. Vậy tránh bằng cách nào?
Bà bầu nên tắm rửa thường xuyên nhưng không ngâm mình lâu. Một số trường hợp mà nóng quá sẽ dẫn đến tình trạng phát ban, nổi ban đỏ thì chúng ta nên lưu ý đến việc ăn uống những loại nước mát xay từ rau má, râu ngô… Nếu trong tình trạng bị ngứa quá nhiều sẽ phải đi khám chuyên khoa da liễu, các bác sĩ sẽ cho các loại thuốc bôi để chống các tình trạng ngứa chứ không được tự ý điều trị.
6. Với những bà bầu tiểu đường hay huyết áp cao cần lưu ý đặt biệt gì mùa nắng nóng?
Nếu bà bầu có bệnh lý về tim mạch thì phải nên rất cảnh giác vì nếu như thời tiết mà nhiệt độ cao quá khiến chúng ta bị toát mồ hôi quá nhiều và chúng ta không bù đủ nước thì sẽ dẫn tới tình trạng máu khô ảnh hưởng rất nhiều đến tim mạch. Trong trường hợp nóng quá chúng ta uống quá nhiều nước cũng sẽ dẫn tới tình trạng loãng máu, tăng thể tích máu lên cũng có ảnh hưởng đến tim mạch.
Uống nước có thể uống trước chứ không cứ phải chờ khát mới uống, ít nhất khoảng 1-1,5 lít nước/ngày.


Nguồn : VOV2

Làm thế nào để người mẹ nhiễm HIV có thể sinh con khỏe mạnh?

Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con ở Việt Nam hiện nay đã xuống dưới 5%. Tuy nhiên để trẻ không bị lây nhiễm từ mẹ là cả một quá trình  điều trị từ lúc trước khi có thai cho đến khi đứa trẻ đã được sinh ra.

Khám và chẩn đoán hiếm muộn

Khám và chẩn đoán hiếm muộn